Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ
Sáng 19/10, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 5 điểm cầu: Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ về việc triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân giai đoạn 2008-2020.
Đến dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; đại diện các Bộ, Ngành; Lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố, Trường ĐH, Sở GD-ĐT. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì HN.
Tại điểm cầu Hà Nội, với cương vị Phó trưởng Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã báo cáo sơ bộ 7 nhiệm vụ trọng tâm và tình hình thực hiện Đề án. Theo đó, trong năm 2009-2010, Đề án đã tiến hành đồng loạt các hoạt động quan trọng như: Biên sọan và áp dụng chương trình, SGK; Đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông. Bộ GD-ĐT đã xây dựng và ban hành khung Chương trình tiếng Anh 6 bậc GDTX tương thích với Khung chuẩn châu Âu, xây dựng và cụ thể hóa năng lực ngoại ngữ bậc 1 cho lớp 3,4,5 và bậc 2 cho các lớp 6,7,8 THCS.Với khung chuẩn trình độ năng lực trên, Bộ đã xây dựng xong chương trình thí điểm dạy tiếng Anh Tiểu học và đang triển khai tiếp ở bậc THCS và THPT. Bộ SGK tiếng Anh lớp 3 đã được hiệu chỉnh và đưa vào áp dụng chính thức.Ngoài ra, các dự án dạy tiếng Pháp, dạy thí điểm tiếng Nhật, Đức đang thực hiện hiệu quả, Bộ cũng khuyến khích những địa phương “mở rộng dạy tiếng Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung Quốc ở những nơi nào có điều kiện và nhu cầu như là ngoại ngữ 1 hoặc 2”.Đề án giao cho Viện KHGD Việt Nam xây dựng Chuẩn nghiệp vụ SP GV để làm cơ sở xây dựng, biên soạn chương trình và các khóa đào tạo, bồi dưỡng GV đạt chuẩn. Với sự tham gia của một số Trường ĐH, Đề án đã xây dựng xong Chương trình thí điểm bồi dưỡng kỹ năng SP cho GV tiếng Anh Tiểu học, GV tiếng Anh Tiểu học và THCS hệ CĐ để tham khảo, bảo đảm chuẩn năng lực của SV khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo SP.
Tại Hội nghị này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị: Các địa phương rà soát lại xem mình đã có Đề án Ngoại ngữ 5 năm tới chưa. Với 18 địa phương chưa có Đề án, Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT hỗ trợ, chỉ đạo, chậm nhất đến hết quí I năm 2012 phải xây dựng xong. Còn những địa phương tiên phong như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng…vv cần tiếp tục triển khai và chọn mẫu, làm mẫu, rút kinh nghiệm cho những địa phương triển khai sau.Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đặc biệt, làm thế nào để 2-3 năm sau GV dạy Ngoại ngữ trong các trường phổ thông được đi nước ngoài tập huấn 1-2 tuần. Song, trách nhiệm của Bộ GD-ĐT và các Bộ chủ quản phải có hướng dẫn, lộ trình, kế hoạch dạy học ngoại ngữ theo chuẩn mới, chương trình mới…vv.Cũng tại Hội nghị trực tuyến này đã có nhiều đại biểu đóng góp ý kiến quan trọng, chia sẻ kinh nghiệm và kết quả triển khai dạy và học ngoại ngữ trên đại bàn TP. HCM; Phối hợp giữa Sở GD-ĐT Đà Nẵng trong việc triển khai Đề án; Công tác chuẩn bị triển khai Đề án- Thuận lợi và khó khăn; Kinh nghiệm dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh; Ứng dụng CNTT dạy và học tiếng Anh …vv.Theo TS.Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi: Nhiều em HS học giỏi, chỉ vì không đạt tiêu chuẩn ngoại ngữ nên bỏ lỡ cơ hội du học. Lỗi không do các em mà do trong quá trình dạy học, mang tính hàn lâm cao, dạy ngoại ngữ như môn khoa học chứ không phải là ngoại ngữ thứ hai giúp các em có thể nói, nghe, viết tốt để giao tiếp.Thêm vào đó, HS các tỉnh nghèo sĩ số/lớp đông, thường từ 50-55 em, không đem lại hiệu quả cao khi dạy học tiếng Anh, đấy là chưa nói đến trang thiết bị, đội ngũ GV còn thiếu, chất lượng lượng chuyên môn phần lớn chưa đạt yêu cầu. Do vậy, giờ học ngoại ngữ nên chia nhóm lớn từ 15-20 em, rồi chia thành nhóm nhỏ 4-5 em.Bên cạnh đó, Chính phủ nên có chương trình hợp tác quốc tế về Gv tiếng Anh trình độ nước ngoài, tốt nhất dành cho mỗi trường có 1-2 G; đồng thời có chương trình tu nghiệp sinh cho Gv tiếng Anh, tạo cơ hội cho GV học từ 3-6 tháng; ngoài ra cũng cần xác định chương trình chuẩn tiếng Anh cho các trường nghề.Trăn trở về đạo tạo đội ngũ GV, PGS.TS Đặng Kim Vui đề xuất: Thứ nhất, muốn chuẩn hóa đội ngũ GV tiếng Anh bậc phổ thông trước hết phải chuẩn hóa được đội ngũ GV tiếng Anh trong các trường ĐH. Dạy ngoại ngữ cần chú trọng thực hành. Thứ hai, GV dạy chuyên ngành cũng cần chuẩn hóa tiếng Anh để dần từng bước tham gia giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu hội nhập của GD ĐH. Thứ ba, Rất cần nhập khẩu chương trình ĐH tiên tiến. Thứ tư, đề nghị Bộ GD-ĐT tạo điều kiện cho các trung tâm ĐH lớn được đào tạo tiếng Anh và cấp chứng chỉ cho người học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét